Xây nhà là một việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Bởi vậy ông bà ta có câu ba việc lớn trong đời là “làm nhà, lấy vợ, tậu trâu” ,ngôi nhà không chỉ đơn giản là nơi che mưa, che nắng, mà còn là niềm tự hào của chủ nhân ngôi nhà
TÂY NAM với đội ngũ Kỹ thuật xây dựng nhà dày dặn kinh nghiệm, đã qua hàng trăm căn nhà được xây dựng từ nhiều năm nay, chúng tôi luôn cam kết về chất lượng, tiến độ, tiêu chuẩn từng hạng mục, chất liệu từng công đoạn, từng vị trí dù là nhỏ nhất.
Một số thông tin cơ bản trong quy trình: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật – đầy đủ đến từng chi tiết rõ ràng, bảng dự toán khối lượng chi tiết, bảng chủng loại vật tư, được gia chủ lựa chọn cân nhắc cẩn thận, bảng tổng tiến độ thi công và tiêu đề chi tiết từng hạng mục, biện pháp thi công, an toàn lao động, nhật ký công trình, tư vấn hướng dẫn cho gia chủ về quy trình thi công nhà phố từ móng đến mái, …và còn nhiều những bản mẫu hướng dẫn chi tiết trong từng hạng mục. Thực hiện tốt quy trình này căn nhà của khách hàng sẽ đạt chất lượng chặt chẽ từng khâu nhỏ nhất và tiến độ bảo đảm trong suốt quá trình thi công.
Thi công phần móng là một bộ phận qua trọng của công trình, nó ảnh hưởng tới kết cấu và tính bền vững cho một công trình xây dựng, móng có tốt thì công trình mới bền vững và ngược lại.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công công trình dân dụng và công nghiệp, TÂY NAM đã từng thi công nhiều loại móng khác nhau như: Móng băng, Móng bè đơn giản, Móng băng, móng bè đã được gia cố bằng cọc tre. Móng cọc đóng, Móng cọc ép, Móng cọc khoan nhồi.
Chiều cao móng nhà tính từ đáy móng đến đỉnh móng, bao gồm đế móng (chân móng), thân móng (bệ móng, tảng móng) và cổ móng (tường móng). Đỉnh móng nên đặt thấp hơn nền nhà 0,1 – 0,2 nhưng phải cao hơn mặt đất tự nhiên. Chiều rộng đỉnh móng thường rộng hơn các bộ phận bên trên (tường, cột), tức là có gờ móng. Khi móng có chiều cao lớn thì thân móng nên làm bậc hoặc hình thang để mở rộng đáy. Đế móng là bộ phận chịu lực chính của móng nhà.